-->

Làm việc sau khi tốt nghiệp ở Hà Lan

Sau khi tốt nghiệp các trường Hà Lan bạn có được phép ở lại làm việc và định cư không?
Cơ hội làm việc sau tốt nghiệp Hà Lan

Được ở lại làm việc hợp pháp sau khi tốt nghiệp và thậm chí có cơ hội định cư là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết sinh viên Việt Nam trước khi ra nước ngoài học tập. Các quốc gia có những chính sách khác nhau để thu hút lực lượng lao động này. Bạn có muốn làm việc sau khi tốt nghiệp ở Hà Lan không?

Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Năm làm việc này được gọi là "orientation year" trong tiếng Anh hay "Zoekjaar hoogopgeleiden" trong tiếng Hà Lan.

Theo đó sinh viên tốt nghiệp được phép ở lại làm việc tại Hà Lan hoặc khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Sau thời gian đó người sử dụng lao động phải xin giấy phép lao động cho bạn. Bạn sẽ được ở lại làm việc và có thể xin định cư với tư cách di dân có tay nghề cao nếu đáp ứng những điều kiện quy định.

Vậy năm định hướng là gì?


Năm định hướng là năm mà bạn được phép ở lại Hà Lan tìm việc và không phải xin giấy phép lao động. Năm định hướng được tính từ thời điểm bạn được cấp bằng tốt nghiệp. Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc năm định hướng tại thời điểm gần kết thúc khóa học ở một trường được công nhận của Hà Lan.

Thời hạn cho phép: Sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các trường đại học của Hà Lan được phép ở lại 1 năm để tìm việc phù hợp hoặc khởi nghiệp.

Thời gian áp dụng: Sinh viên đến từ các nước ngoài khu vực châu Âu có thời gian 3 năm kể từ thời điểm nhận bằng tốt nghiệp để được hưởng chính sách này. Việc mở rộng thời gian áp dụng lên đến 3 năm cho phép sinh viên có thể trở về nước hoặc đi du lịch trước khi bắt đầu công việc.

Không cần giấy phép lao động: Năm làm việc định hướng không yêu cầu phải xin giấy phép lao động (TWV), điều này có nghĩa là bạn có thể tìm kiếm công việc tạm thời, công việc bán thời gian, công việc thực tập được hoặc không được trả lương trong thời gian này.

Không cần chứng minh tài chính: Một khi bạn được cấp phép ở lại làm việc năm định hướng bạn sẽ không cần phải chứng minh tài chính. Tuy nhiên nếu muốn đưa vợ/chồng sang Hà Lan trong thời gian này bạn phải chứng minh đủ tài chính theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND). Trong năm định hướng bạn không được hưởng dịch vụ an ninh xã hội ở Hà lan.

Có thể xin giấy phép năm định hướng nhiều lần: Bạn có thể xin làm việc năm định hướng nhiều lần với điều kiện sau khi kết thúc năm định hướng lần đầu bạn phải theo học một khóa lấy bằng kế tiếp.

Điều kiện làm việc năm định hướng?


Giấy phép làm việc năm định hướng sẽ cấp cho những người sau đây:

  • Có bằng đại học hoặc thạc sĩ được cấp bởi các trường đại học Hà Lan.
  • Có bằng tiến sĩ của một trường đại học Hà Lan.
  • Những người hoàn tất khóa sau đại học (tối thiểu 10 tháng) tại Hà Lan.
  • Những người hoàn tất chương trình nghiên cứu tại Hà Lan.
  • Những người hoàn tất khóa đào tạo chính sách hợp tác phát triển văn hóa đặc biệt hoặc khóa thạc sĩ Erasmus Mundus.
  • Những người tốt nghiệp thạc sĩ hoặc có bằng tiến sĩ đáp ứng điều kiện IELTS tối thiểu 6.0 hoặc đã hoàn tất chương trình sau đại học ở một trong những trường nằm trong top 200 thế giới được xếp hạng bởi Times Higher Education World University Rankings, QS World University Rankings, Academic Ranking of World Universities.

Nộp đơn xin giấy phép năm định hướng ở đâu?


Nếu đang ở Hà Lan bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (www.ind.nl). Nếu bạn đang ở ngoài Hà Lan bắt buộc bạn phải xin visa nhập cảnh Hà Lan tại Sứ quán. Nếu bạn đang định cư ở nước ngoài mà đến Hà Lan không cần visa bạn cũng phải bắt buộc nộp đơn trực tiếp lên Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan.

Giấy phép làm việc năm định hướng tốn bao nhiêu tiền?


Chi phí để xin giấy phép làm việc năm định hướng là €285, thanh toán qua iDEAL. Thủ tục tiến hành tại DigiD.

Có được phép ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng?


Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn và bạn phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn.

Nếu bạn tốt nghiệp thạc sĩ từ một chương trình được CROHO công nhận hoặc có bằng tiến sĩ bạn có thể ở lại và làm việc tại Hà Lan. Mức lương trung bình ở Hà Lan là 27,336 mỗi năm. Theo quy định nếu dưới 30 tuổi bạn phải có công việc với mức lương trên €38,141 mỗi năm bạn có thể nộp đơn xin thị thực di dân có tay nghề cao (kennismigrant). Trường hợp vượt quá 30 tuổi bạn phải có lương €52,010 mỗi năm.

Trên đây là những thông tin về làm việc sau khi tốt nghiệp ở Hà Lan. Bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp đừng quên liên hệ bộ phận hỗ trợ du học Hà Lan của chúng tôi.





Đăng ký tư vấn và nhận thông tin học bổng

Bạn muốn du học Hà Lan? Bạn còn nhiều băn khoăn cần giải đáp? Đăng ký thông tin của bạn bên dưới để nhận được tư vấn hữu ích từ chúng tôi. Miễn phí tư vấn. Miễn phí dịch vụ!
Đăng ký tư vấn ngay!

(Ở mục '4. Quốc gia quan tâm du học', nhớ chọn 'Hà Lan')

Hotline
-->